Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Đất đai - đôi điều suy nghĩ

Đất là một thứ kì lạ ,nó không chỉ là một món tài sản ,cũng không phải là một công cụ lao động mà là một gì đó vô cùng quý giá và có nhiều ý nghĩa khác nhau ,nhất là với một quốc gia nông nghiệp .

Các đây mấy ngày ,tôi đã nói là đang cố gắng tìm hiểu về cải cách ruộng đất , đó không phải là một lời khoe khoang vô bổ ,nhưng càng đi sâu vào đất đai ,hỏi nhiều người trong ngành quản lí đất ( bạn tôi ) ,tiếp xúc nhiều hơn với những người nông dân , tôi lại nghĩ đất đai là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản , nó phúc tạp hơn rất nhiều . Vì vậy ,tôi không dám đưa ra bất cứ biện pháp giải quyết nào vào lúc này dù đã viết được kha khá ,tôi chỉ mạn phép đưa ra ý kiến của mình về đất đai ,mà ở đây là đất nông nghiệp .
Như mọi người đã biết , đất nông nghiệp chính là vấn đề có nhiều bức xúc nhất hiện nay ,ở địa phương ,việc tiền - đất chính là vấn đề nóng nhất ,có nhiều đơn kiện vượt cấp nhất , tranh chấp dân sự cũng thường xoay quanh đất . Tuy nhiên cho đến tận hôm nay ,tức ngày 22 tháng 10 năm 2013 ,dự thảo đất đai vẫn ghi rõ :
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Vì vậy tôi vấn đề này có lẽ vẫn tiếp tục xoay quanh đất - người dân- nhà nước .
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp ,cho dù nước chúng ta có đạt mục tiêu năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại đi chăng nữa thì nước chúng ta ở thế hệ này vẫn mãi là nước nông nghiệp ,nông nghiệp ở trong lối sống ,cách nghĩ và trong thái độ với sở hữu và sử dụng đất . Việt Nam đã đạt khá thành công trong lĩnh vực công nghiệp hóa , nền công nghiệp mà trước hết là công nghiệp nhẹ đã đến từng vùng hẻo lãnh ở đồng bằng bắc bộ này ,tỉ lệ công nhân rất cao , tuy nhiên khi quan sát và hỏi tình hình thì chính những người công nhân ấy không ai bỏ canh tác và thu hoạch lúa ,họ sẵn sàng thức khuya ,dậy sớm hơn ,kể cả bị trừ lương ,thưởng để thu hoạch cho xong mùa màng. Tuy nhiên nếu bắt họ sống chất với nông nghiệp thì không thể vì nó không đem lại cuộc sống cho họ  . Điều đó cho thấy : người dân hiện nay vẫn chưa thể bỏ nông nghiệp ra khỏi lối suy nghĩ  và tập quán của mình vì vạy bàn về vấn đề đất nông nghiệp luôn luôn cần thiết .

Đất đai đang bị hoang hóa
Hiện nay ,đất nông nghiệp đang phải chịu thách thức thu hẹp bởi gia tằng dân số và CNH ,cái này ai cũng biết ,ai cũng hiểu vì nó ghi đầy trong sách giáo khoa rồi . Tuy nhiên không ai nhận ra đất nông nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với hiện tượng hoang hóa nghiêm trọng nhất từ trước đến nay . CÓ lẽ mọi người thấy tôi điên khùng ,những người nông dân sẽ bổ cuốc vào mặt tôi ,tuy nhiên điều trên là sự thật . Hiện tượng người dân di cư tự do ra thành phố làm việc đã làm thiếu hụt nguồn lao động nông nghiệp , hiện nay nhiều vùng nông thôn ở ĐBBB đã xuất hiện hiện tượng này khi giới trẻ đã mất dần suy nghĩ nông nghiệp ,nhiều người thuôc thế hệ 8 X đã hoàn toàn bỏ quên nông nghiệp trong nhịp sống sinh hoạt của mình . Và hệ quả của điều đó là có nhiều mảnh đất đã trở lên hoang hóa , không phải là không canh tác mà không canh tác cho đúng với giá trị mà nó có thể đem lại . Khi về tìm hiểu ở những vùng nông nghiệp như Hưng Yên tôi nhận ra đất đai của một số huyện gữa tỉnh giáp với sông Hồng hoàn toàn có thể phát triển một số cây trồng có giá trị cao như vùng phía bắc tỉnh ,nhưng họ vẫn cứ chỉ độc canh cây nhãn và lúa , đơn giản vì không có đủ nguồn lao động đẻ thực hiện điều đó , lao động đơn thuần và lao động có đủ trình độ - giới trẻ .Vấn đề này cũng đang dần xuất hiện phổ biến ở Thái Bình - nơi từng nổi tiếng với chị 2 năm tấn ,tình trạng đất đai độc anh cây lúa không xứng đáng với tiềm năng này xuất hiện ngày càng nhiều . Chính vì vậy mà dân số ở những vùng trên vẫn cứ nghèo trong khi đất đai thì vẫn như cũ ,thậm chí còn đạt năng suất và giá trị thấp hơn .Đất đai không thể nuôi sống con người càng làm cho người dân bỏ quê đi làm ăn , vòng luẩn quẩn đang dần tạo thành và ngày càng lớn hơn .


Việc phân chia đất đai hiện nay đang bị bất bình đẳng 
Thực vậy , khi tìm hiểu kĩ hơn về đất nông nghiệp cộng với sự chỉ bảo của một số người công tác ở cơ sở ,cũng như ấn tượng về một phóng sự trên VTV1 cách đây khá lâu về việc : người chết vẫn có ruộng . Tôi nhận ra rằng đất đai của chúng ta đang chia bất bình đẳng . Hiện nay ở một số xã xuất có hiện tượng nhiều người đã chuyển nơi cư trú ,cũng như thoát li lao động nhưng vẫn không bỏ ruộng mà cho người khác thuê lại để canh tác để lấy thóc ăn (khá phổ biến " , trong khi đó có nhiều ộ gia đình muốn làm kinh tế ,càn tập trung đất với quy mô lớn lại phải bỏ ra khá nhiều tiền để thuê lại đất . Nếu cứ tiếp tục hiện tượng này ,đất đai không được tái chia công bằng ,thì việc này sẽ cuất hiện nhiều hơn nữa ,ở nhiều địa phương khác nhau ,gây cản trở đến việc chuyển đổi đất từ độc canh cây lúa sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn .

Việc chuyển đổi trái phép - mua bán đất nông nghiệp diễn ra rộng khắp
Việc bán đất nông nghiệp đang diễn ra một cách nhức nhối ,hoạt động này diễn ra từ khá lâu và trở lên rộng khắp vào năm 2008 (?) với suy nghĩ bán rồi vẫn được chia lại vào năm 2003 (?) . Người mua cũng nhiều hơn ,nhất là những người mua với mục đích tách hộ hay bám vào mặt đường để buôn bán nhiều hơn . Hiển nhiên Nhà Nước đã thất thu khoản thuế lớn này ,mất từ thuế giao dịch đất đai đến cả việc thuế sở hữu đất ( vì đất trong sổ là đất NN được miễn thuế ) . Tuy nhiên việc không chia lại đất nông nghiệp đã làm cho những người bán đất với giá rẻ mất đi lợi ích ,còn những hộ gia đình mua đất ruộng thì tiến hành xây dựng nhà một cách kiên cố bất chấp những hình thức xử phạt của chính quyền , nhiều nhà bị đạp đi vẫn cố gắng xây lại , kiên quyết chống cự .


Đó là 3 suy nghĩ của tôi về vấn đề đất đai ,tất nhiên đó chỉ là suy nghĩ của dân ngoại đạo vì bản thân gia đình vốn là công nhân và ngành học cũng không liên quan đến đất . Tuy nhiên , vói tư cách là một công dân ,tôi cảm thấy cần thiết phải thực hiện những cải cách cần thiết trong lĩnh vực đất đai ,thậm chí là phải mạnh tay thực hiện một cải cách đất đai một lần nữa để thổi một nguồn gió mới vào lĩnh vực nông nghiệp ,không thể để cho nó ngày càng suy thoái về chính sách như hiện nay . Tôi đem suy nghĩ này đi hỏi một chuyên gia về quản lí đất .
Khi hỏi người bạn của mình , một người đất đai thực sự , ông ta đã nói : " Linh à ,thực ra việc này của chúng ta chỉ là một ngón chân của Trung Quốc hiện nay , việc hoang hóa đất đai mà cậu đề cập đến mới chỉ dừng ở việc đất đai không thực hiện đúng tiềm năng còn ở TQ thì nhiều vùng đã có hoang hóa thực sự , nhất là ở vùng nội địa khi người lao động bỏ đi ra vùng duyên hải để làm ăn , Khi đó ở một số vùng ở Trung Quốc tiến hành thí điểm lấy đất nông nghiệp đó thu hồi lại , tái quy hoạch những vùng kém hiệu quả rồi cho cá nhân cần thuê lại để sử dụng trong thời gian dài , cái này ở Việt Nam làm nhiều ,nhưng càng làm thì càng biến tướng , chắc rồi bộ NN và PTNT sẽ tiến hành việc này trong chiến lược nông thôn mới ".
Suy nghĩ đến đất nông nghiệp kết thúc ở đấy ,tuy nhiên tôi vẫn sẽ không bỏ cuộc với đất đai , tiếp theo có lẽ tôi sẽ tập trung thực sự vào Đất Đai -vấn đề hiện đang rất nóng này .
Nguyễn Linh

2 nhận xét:

  1. sự thực thì dân vẫn còn rất khổ
    vì anh. vì giờ có nhiều quan tham quá. mà tham nhất là tham ô đất của dân













    lioa
    on ap standa
    on ap

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vô nông bất ổn ,mong là các cấp có thẩm quyền có thể nghĩ như thế cho chúng ta nhờ

      Xóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !