Chiến hạm HQ-012 Lý Thái Tổ huấn luyện trên biển
|
Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trong những năm gần đây. Có thể tự tin nói đến sự xuất hiện một trung tâm địa-chính trị mới của thế giới. Điều đó được quy định bởi sự tập trung tại khu vực này các tuyến giao thương hàng hải chủ chốt, các nguồn tài nguyên, dân số 600 triệu người và tiềm năng xung đột cao.
Tiềm năng xung đột được quy định một mặt bởi sự hiện diện của một số lượng đáng kể các mối đe dọa phi nhà nước (khủng bố quốc tế, cướp biển, buôn bán ma túy) và nội bộ quốc gia (bất ổn chính trị, các xung đột sắc tộc, tôn giáo chưa được giải quyết), mặt khác bởi sự đối kháng giữa các quốc gia, kể cả giữa một số quốc gia trong khu vực, lẫn các cường quốc ngoài khu vực.
Yếu tố chủ chốt của nền chính trị khu vực ở Đông Nam Á là sự gia tăng mạnh vai trò của đại dương thế giới. Eo biển Malacca và Biển Đông ở mức độ đáng kể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng chúng cũng tạo ra phần lớn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Chính các tuyến đường biển quy định vai trò lớn mà các cường quốc ngoài khu vực là Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đang có ở đây. Không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia trong khu vực đều “đã quay ra hướng biển” và dành sự chú ý ngày càng lớn cho chính sách biển.
Một trong các quốc gia then chốt ở khu vực lấy chính sách biển làm chỗ dựa là Việt Nam. Để phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia của một nước 90 triệu dân, việc phát triển tiềm năng biển nói chung và hải quân nói riêng sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh hải quân của Việt Nam đã trở thành yếu tố quan trọng trong “ván cờ lớn” của ba gã khổng lồ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.
Tiềm năng xung đột được quy định một mặt bởi sự hiện diện của một số lượng đáng kể các mối đe dọa phi nhà nước (khủng bố quốc tế, cướp biển, buôn bán ma túy) và nội bộ quốc gia (bất ổn chính trị, các xung đột sắc tộc, tôn giáo chưa được giải quyết), mặt khác bởi sự đối kháng giữa các quốc gia, kể cả giữa một số quốc gia trong khu vực, lẫn các cường quốc ngoài khu vực.
Yếu tố chủ chốt của nền chính trị khu vực ở Đông Nam Á là sự gia tăng mạnh vai trò của đại dương thế giới. Eo biển Malacca và Biển Đông ở mức độ đáng kể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng chúng cũng tạo ra phần lớn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Chính các tuyến đường biển quy định vai trò lớn mà các cường quốc ngoài khu vực là Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đang có ở đây. Không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia trong khu vực đều “đã quay ra hướng biển” và dành sự chú ý ngày càng lớn cho chính sách biển.
Một trong các quốc gia then chốt ở khu vực lấy chính sách biển làm chỗ dựa là Việt Nam. Để phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia của một nước 90 triệu dân, việc phát triển tiềm năng biển nói chung và hải quân nói riêng sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh hải quân của Việt Nam đã trở thành yếu tố quan trọng trong “ván cờ lớn” của ba gã khổng lồ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.
Hai tàu chiến uy lực nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay
HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ huấn luyện trên biển |
Chính sách biển
Về truyền thống, Việt Nam xưa nay vốn dĩ vẫn là quốc gia hải quân yếu và sự yếu kém này đã không chỉ một lần ảnh hưởng tai hại đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Thời chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, ưu thế trên biển hiển nhiên đã cho phép Mỹ tự do tiến hành chuyển quân và tấn công bờ biển miền Bắc Việt Nam. Năm 1974, sau một cuộc va chạm nhỏ giữa các tàu chiến của Việt Nam cộng hòa và Trung Quốc, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh của lực lượng vũ trang của mình ở trên bộ và sự yếu kém trên biển, điều đó đã được bù đắp bởi sự hiện diện của một binh đoàn tàu chiến lớn của Liên Xô. Các chiến hạm Liên Xô đã bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Việt Nam, giao thông vận tải của Việt Nam, cũng như kiềm chế hạm đội Trung Quốc. Các tàu Liên Xô cũng đã đóng vai trò lớn trong việc ngăn chặn Mỹ can thiệp vào cuộc chiến khi Mỹ duy trì sự hiện diện của cụm tàu sân bay do tàu sân bay Constellation dẫn đầu ở gần bờ biển Việt Nam trong 3 tháng.
Một trong những kết quả của cuộc chiến Trung-Việt là việc Hà Nội và Moskva ký kết hiệp định thành lập trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật của Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh, căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Tuy nhiên, năm 1988, hạm đội Liên Xô đã không thể trợ giúp Việt Nam trong cuộc va chạm mới giữa các tàu chiến Việt Nam và Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, trong đó Việt Nam lại thất bại và Trung Quốc kiểm soát được một bộ phận các đảo của quần đảo Trường Sa.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã có cách nhìn khác về sự cần thiết phát triển chính sách biển. Tấm gương điển hình đối với Việt Nam là trường hợp Singapore, quốc gia đã từ một mảnh đất nhỏ ở cực nam eo biển Malacca trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về GDP trên đầu người nhờ phát triển hạ tầng cảng biển và thương mại đường biển.
Khác với Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có hạ tầng cảng biển cực kỳ yếu. Ba hải cảng lớn nhất của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng thua xa Hongkong, Tanjung Pelepas và Port Klang của Malaysia, Laem Chabang của Thái Lan về doanh thu và chất lượng dịch vụ. Sự tụt hậu này có tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam và cản trở việc phát triển khai thác dầu mỏ và các tài nguyên khác.
Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã công bố chương trình 10 năm phát triển hạ tầng cảng biển và nó đã chỉ được thực hiện một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã tìm được một đồng minh chiến lược là đối tác lâu đời Ấn Độ, quốc gia từ thập niên 1990 đã phát triển học thuyết “Hướng đông” và đang muốn bám trụ ở Đông Nam Á. Mùa thu năm 2011, tập đoàn dầu khí Videsh của Ấn Độ và PetroVietnam của Việt Nam đã ký hợp đồng đối tác 3 năm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí ở Biển Đông.
Việc củng cố quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi đã làm cho quan hệ Việt-Trung căng thẳng hơn nữa. Tờ báo China Energy News của Trung Quốc đã đăng bài kêu gọi Ấn Độ và Việt Nam hủy hợp đồng dầu khí này và đe dọa không cho thực hiện hợp đồng,
Mặc dù cả hai nước đều có chung ý thức hệ cộng sản, Trung Quốc vẫn là mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Sau hơn 30 năm đối đầu, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông đang gia tăng. Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khiến cho Việt Nam ngày càng bất bình.
Ấn Độ cảm thấy ngày càng tự tin ở Đông Nam Á và vì Việt Nam họ sẵn sàng chấp nhận sự gia tăng căng thẳng nhất định trong quan hệ với Trung Quốc.
Một đối tác khác của Việt Nam trong cuộc đối đầu với các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực là Mỹ. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Hà Nội và Washington đã chủ trương vượt qua sự thù địch do chiến tranh để lại. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thăm Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh. Năm 2010 và 2011, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành đợt huấn luyện hải quân chung mà lập tức bị giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc gọi là “không phù hợp”.
Về truyền thống, Việt Nam xưa nay vốn dĩ vẫn là quốc gia hải quân yếu và sự yếu kém này đã không chỉ một lần ảnh hưởng tai hại đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Thời chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, ưu thế trên biển hiển nhiên đã cho phép Mỹ tự do tiến hành chuyển quân và tấn công bờ biển miền Bắc Việt Nam. Năm 1974, sau một cuộc va chạm nhỏ giữa các tàu chiến của Việt Nam cộng hòa và Trung Quốc, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh của lực lượng vũ trang của mình ở trên bộ và sự yếu kém trên biển, điều đó đã được bù đắp bởi sự hiện diện của một binh đoàn tàu chiến lớn của Liên Xô. Các chiến hạm Liên Xô đã bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Việt Nam, giao thông vận tải của Việt Nam, cũng như kiềm chế hạm đội Trung Quốc. Các tàu Liên Xô cũng đã đóng vai trò lớn trong việc ngăn chặn Mỹ can thiệp vào cuộc chiến khi Mỹ duy trì sự hiện diện của cụm tàu sân bay do tàu sân bay Constellation dẫn đầu ở gần bờ biển Việt Nam trong 3 tháng.
Một trong những kết quả của cuộc chiến Trung-Việt là việc Hà Nội và Moskva ký kết hiệp định thành lập trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật của Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh, căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Tuy nhiên, năm 1988, hạm đội Liên Xô đã không thể trợ giúp Việt Nam trong cuộc va chạm mới giữa các tàu chiến Việt Nam và Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, trong đó Việt Nam lại thất bại và Trung Quốc kiểm soát được một bộ phận các đảo của quần đảo Trường Sa.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã có cách nhìn khác về sự cần thiết phát triển chính sách biển. Tấm gương điển hình đối với Việt Nam là trường hợp Singapore, quốc gia đã từ một mảnh đất nhỏ ở cực nam eo biển Malacca trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về GDP trên đầu người nhờ phát triển hạ tầng cảng biển và thương mại đường biển.
Khác với Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có hạ tầng cảng biển cực kỳ yếu. Ba hải cảng lớn nhất của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng thua xa Hongkong, Tanjung Pelepas và Port Klang của Malaysia, Laem Chabang của Thái Lan về doanh thu và chất lượng dịch vụ. Sự tụt hậu này có tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam và cản trở việc phát triển khai thác dầu mỏ và các tài nguyên khác.
Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã công bố chương trình 10 năm phát triển hạ tầng cảng biển và nó đã chỉ được thực hiện một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã tìm được một đồng minh chiến lược là đối tác lâu đời Ấn Độ, quốc gia từ thập niên 1990 đã phát triển học thuyết “Hướng đông” và đang muốn bám trụ ở Đông Nam Á. Mùa thu năm 2011, tập đoàn dầu khí Videsh của Ấn Độ và PetroVietnam của Việt Nam đã ký hợp đồng đối tác 3 năm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí ở Biển Đông.
Việc củng cố quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi đã làm cho quan hệ Việt-Trung căng thẳng hơn nữa. Tờ báo China Energy News của Trung Quốc đã đăng bài kêu gọi Ấn Độ và Việt Nam hủy hợp đồng dầu khí này và đe dọa không cho thực hiện hợp đồng,
Mặc dù cả hai nước đều có chung ý thức hệ cộng sản, Trung Quốc vẫn là mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Sau hơn 30 năm đối đầu, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông đang gia tăng. Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khiến cho Việt Nam ngày càng bất bình.
Ấn Độ cảm thấy ngày càng tự tin ở Đông Nam Á và vì Việt Nam họ sẵn sàng chấp nhận sự gia tăng căng thẳng nhất định trong quan hệ với Trung Quốc.
Một đối tác khác của Việt Nam trong cuộc đối đầu với các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực là Mỹ. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Hà Nội và Washington đã chủ trương vượt qua sự thù địch do chiến tranh để lại. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thăm Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh. Năm 2010 và 2011, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành đợt huấn luyện hải quân chung mà lập tức bị giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc gọi là “không phù hợp”.
Xây dựng hải quân
Ban lãnh đạo Việt Nam nhận thức được rằng, Việt Nam không thể tham gia cuộc chạy đua vũ khí hải quân thực sự với Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh nghiệm các cuộc xung đột trước đó cho thấy rằng, để bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình, Việt Nam phải có tiềm lực hải quân đủ mạnh. Trong những năm đầu 2000, Hà Nội chủ trương xây dựng một hạm đội ven bờ hiện đại và có khả năng chiến đấu cao. Đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực này là Nga và ở mức độ thấp hơn là Ấn Độ.
Theo cách tiếp cận của Việt Nam, hạm đội là dùng để bảo vệ lãnh thổ ven bờ và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Việt Nam không cố gắng thiết lập ưu thế trên biển một khi xảy ra xung đột với Trung Quốc, nhưng dự định có được khả năng gây tổn thất đủ lớn cho đối phương và ngăn chặn Trung Quốc thi hành chính sách fait accompli (việc đã rồi). Đây sẽ là yếu tố kiềm chế quan trọng trong quan hệ Trung-Việt.
Ngoài đối phó với Trung Quốc, hạm đội Việt Nam phải có khả năng đối phó với các mối đe dọa trên biển phi truyền thống (buôn lậu, hải tặc, buôn bán ma túy…), cũng như sẵn sàng cho một cuộc xung đột ít có khả năng xảy ra song không thể loại trừ với một nước Đông Nam Á khác.
Theo các nhiệm vụ chính trị và quân sự được giao, Hải quân Việt Nam trong một thời gian dài thực tế chỉ là “hạm đội muỗi” với toàn tàu nhỏ, nay hướng đến thành lập một hạm đội tàu ngầm hùng mạnh, đóng các frigate hạng nhẹ và corvette hiện đại, cũng như các tàu xuồng trang bị pháo-tên lửa.
Tàu ngầm thông thường
Tàu ngầm Projekt 636 Varshavyanka
|
Dự án lớn nhất mà Việt Nam đang thực hiện trong lĩnh vực xây dựng hải quân là việc mua sắm từ Nga 6 tàu ngầm thông thường Projekt 636 Kilo.
Hợp đồng này được ký năm 2009, trị giá 1, 8 tỷ USD, tàu ngầm đầu tiên đã được khởi đóng tại Admiralteiskye Verfi ở St. Petersburg vào tháng 8/2010.
Nga cũng sẽ hỗ trợ xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng đi kèm tại Việt Nam. Chi phí xây dựng căn cứ ước 1,5-2,1 tỷ USD.
Các tàu ngầm thông thường hiện đại được trang bị tên lửa chống hạm (các tàu ngầm Việt Nam nhiều khả năng sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S), là một trong những chủng loại vũ khí trang bị hải quân tối ưu nhất xét từ giác độ hệ số chi phí/hiệu quả.
Khi cần, Việt Nam sẽ có thể bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của một số tàu ngầm ở ngoài khơi, điều này sẽ cho phép trong trường hợp xung đột tranh giành ưu thế cục bộ trên biển của Trung Quốc trong một thời gian nhất định.
Ấn Độ với hải quân sở hữu 10 tàu ngầm thông thường do Nga đóng cũng sẽ giúp đỡ Việt Nam khai thác tàu ngầm Nga và đào tạo các thủy thủ đoàn. Cũng cần lưu ý rằng, Hải quân Việt Nam còn có trong biên chế 2 tàu ngầm siêu nhỏ lớp Yugo mua từ CHDCND Triều Tiên vào năm 1997.
Hợp đồng này được ký năm 2009, trị giá 1, 8 tỷ USD, tàu ngầm đầu tiên đã được khởi đóng tại Admiralteiskye Verfi ở St. Petersburg vào tháng 8/2010.
Nga cũng sẽ hỗ trợ xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng đi kèm tại Việt Nam. Chi phí xây dựng căn cứ ước 1,5-2,1 tỷ USD.
Các tàu ngầm thông thường hiện đại được trang bị tên lửa chống hạm (các tàu ngầm Việt Nam nhiều khả năng sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S), là một trong những chủng loại vũ khí trang bị hải quân tối ưu nhất xét từ giác độ hệ số chi phí/hiệu quả.
Khi cần, Việt Nam sẽ có thể bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của một số tàu ngầm ở ngoài khơi, điều này sẽ cho phép trong trường hợp xung đột tranh giành ưu thế cục bộ trên biển của Trung Quốc trong một thời gian nhất định.
Ấn Độ với hải quân sở hữu 10 tàu ngầm thông thường do Nga đóng cũng sẽ giúp đỡ Việt Nam khai thác tàu ngầm Nga và đào tạo các thủy thủ đoàn. Cũng cần lưu ý rằng, Hải quân Việt Nam còn có trong biên chế 2 tàu ngầm siêu nhỏ lớp Yugo mua từ CHDCND Triều Tiên vào năm 1997.
Tàu chiến biển xa
Thành phần quan trọng thứ hai của hạm đội đổi mới Việt Nam là các tàu chiến lớp corvette hạng nặng/frigate hạng nhẹ. Năm 2011, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ lớp Projekt 11661E Gepard 3.9 đóng tại Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky theo thiết kế của Viện thiết kế Zelenodolsk (ZPKB). Hợp đồng này trị giá 350 triệu USD được ký vào năm 2006.
Các chiến hạm này trong biên chế Hải quân Việt Nam được đặt tên lửa HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, có lượng giãn nước 2.100 tấn và tốc độ tối đa đến 27 hải lý/h. Vũ khí chính của tàu là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với cơ số đạn gồm 8 quả tên lửa chống hạm Kh-35E.
Chiến hạm HQ-011 Đinh Tiên Hoàng
|
Sau khi nhận được 2 tàu Gepard đầu tiên, Việt Nam đã chuyển điều khoản phụ của hợp đồng thành hợp đồng cứng, đóng thêm 2 tàu loại này. Khác với 2 tàu đầu tiên, các tàu này sẽ có vũ khí chống ngầm mạnh hơn.
Mùa thu năm 2011, có tin Việt Nam đang đàm phán với công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding của Hà Lan về khả năng mua sắm 4 chiến hạm lớp SIGMA, loại tàu đang được đóng cho Indonesia và Morocco. Lớp tàu này có một số biến thể với lượng giãn nước từ 1.700-2.400 tấn.
Mùa thu năm 2011, có tin Việt Nam đang đàm phán với công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding của Hà Lan về khả năng mua sắm 4 chiến hạm lớp SIGMA, loại tàu đang được đóng cho Indonesia và Morocco. Lớp tàu này có một số biến thể với lượng giãn nước từ 1.700-2.400 tấn.
Tàu hộ tống lớp SIGMA |
Xét về tính năng và vũ khí, các tàu lớp SIGMA tương đương với Gepard của Nga, nhưng có giá cao hơn: tùy thuộc biến thể cụ thể, Việt Nam sẽ phải trả cho các tàu này 230-400 triệu USD/chiếc. Nếu hợp đồng sẽ được ký kết thì 2 tàu SIGMA đầu tiên dự định đóng ở Hà Lan, 2 tàu còn lại đóng tại Việt Nam.
Nhiều chuyên giá đánh giá khá thấp tiềm lực chiến đấu của các tàu Geparad và SIGMA khi chê trách các hệ thống chống ngầm và phòng không là yếu. Được đánh giá ngược lại lớp tàu corvette hạng nặng/frigate hạng nhẹ là các tàu ngầm thông thường và tàu xuồng tên lửa cỡ nhỏ. Tuy nhiên, các tàu chiến nổi biển xa cũng có hàng loạt ưu thế mà người ta thường không chú ý.
Nhiều chuyên giá đánh giá khá thấp tiềm lực chiến đấu của các tàu Geparad và SIGMA khi chê trách các hệ thống chống ngầm và phòng không là yếu. Được đánh giá ngược lại lớp tàu corvette hạng nặng/frigate hạng nhẹ là các tàu ngầm thông thường và tàu xuồng tên lửa cỡ nhỏ. Tuy nhiên, các tàu chiến nổi biển xa cũng có hàng loạt ưu thế mà người ta thường không chú ý.
HQ-012 Lý Thái Tổ
|
Khác với các tàu xuồng tên lửa nhỏ, các tàu như Gepard của Nga có khả năng tiến hành tuần tra khá lâu ở khoảng cách khá xa bờ biển Việt Nam. Có trong tay 4-8 tàu chiến loại này, Việt Nam có khả năng bảo đảm sự hiện diện của 1-3 tàu ở Biển Đông. Kinh nghiệm đụng độ với hạm đội Trung Quốc năm 1974 và 1988 đã cho thấy rằng, các cuộc va chạm hải quân quy mô nhỏ có thể có những hậu quả chính trị lâu dài. Sự hạn chế về thời gian, lực lượng tham gia và tổn thất của cả hai phía của các cuộc đụng độ đó đã cho phép Trung Quốc thực thi thành công chính sách “việc đã rồi” mà không thèm chú ý đến cộng đồng quốc tế.
Việc Việt Nam sở hữu các tàu chiến biển xa hiện đại, được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm uy lực mạnh làm tăng mạnh rủi ro đối với hạm đội Trung Quốc và làm giảm xác suất tiến hành một chiến dịch chóng vánh hiệu quả theo kịch bản năm 1974 và 1988. Hơn nữa, khác với tàu ngầm, các tàu chiến mặt nước là biểu hiện dễ thấy nhất của sức mạnh hải quân của quốc gia.
Các tàu ngầm có khả năng đóng vai trò then chốt trong trường hợp nổ ra xung đột, nhưng không phải là công cụ hiệu quả để ngăn chặn nó. Ta nên nhớ lại cuộc khủng hoảng năm 1977 xung quanh quần đảo Falklands/Malvinas, khi mà sự hiện diện của một tàu ngầm nguyên tử Anh đã không giúp gì nhiều trong việc kiềm chế xung đột và đã không thể ngăn chặn cuộc chiến tranh năm 1982.
Ngoài ra, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, các chiến hạm mặt nước cỡ lớn là công cụ ngoại giao hải quân và phô trương sức mạnh quốc gia, cũng như là biểu tượng dễ thấy của uy thế quốc gia phục vụ tuyên truyền đối nội.
Hiện tại, Hải quân Việt Nam còn sở hữu 5 tàu hộ vệ lạc hậu Projekt 159 (3 tàu 159А và 2 tàu 159АE, HQ-09/11/13/15/17) mà Liên Xô chuyển giao trong thập niên 1960-1970. Các tàu này sắp tới chắc chắn sẽ bị loại khỏi biên chế hạm đội Việt Nam.
Việc Việt Nam sở hữu các tàu chiến biển xa hiện đại, được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm uy lực mạnh làm tăng mạnh rủi ro đối với hạm đội Trung Quốc và làm giảm xác suất tiến hành một chiến dịch chóng vánh hiệu quả theo kịch bản năm 1974 và 1988. Hơn nữa, khác với tàu ngầm, các tàu chiến mặt nước là biểu hiện dễ thấy nhất của sức mạnh hải quân của quốc gia.
Các tàu ngầm có khả năng đóng vai trò then chốt trong trường hợp nổ ra xung đột, nhưng không phải là công cụ hiệu quả để ngăn chặn nó. Ta nên nhớ lại cuộc khủng hoảng năm 1977 xung quanh quần đảo Falklands/Malvinas, khi mà sự hiện diện của một tàu ngầm nguyên tử Anh đã không giúp gì nhiều trong việc kiềm chế xung đột và đã không thể ngăn chặn cuộc chiến tranh năm 1982.
Ngoài ra, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, các chiến hạm mặt nước cỡ lớn là công cụ ngoại giao hải quân và phô trương sức mạnh quốc gia, cũng như là biểu tượng dễ thấy của uy thế quốc gia phục vụ tuyên truyền đối nội.
Hiện tại, Hải quân Việt Nam còn sở hữu 5 tàu hộ vệ lạc hậu Projekt 159 (3 tàu 159А và 2 tàu 159АE, HQ-09/11/13/15/17) mà Liên Xô chuyển giao trong thập niên 1960-1970. Các tàu này sắp tới chắc chắn sẽ bị loại khỏi biên chế hạm đội Việt Nam.
Hệ thống tên lửa bờ biển K-300P Bastion-P
|
Các tàu ven bờ và các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển
Nền tảng của hạm đội Việt Nam là các tàu xuồng tên lửa cỡ nhỏ do Liên Xô và Nga đóng.
Trong những năm 1990-đầu những năm 2000, Hải quân Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu tên lửa Projekt 1241RE (HQ-371-374/377/378), mỗi tàu mang 4 tên lửa chống hạm P-20M. Giá rẻ, khai thác đơn giản và sức mạnh hỏa lực cao của các tàu tên lửa Nga này đã tạo điều kiện cho việc ký kết vào năm 2005 hợp đồng lớn cung cấp 12 tàu tên lửa Projekt 1241.8. Hợp đồng này ước trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Hai tàu đầu tiên (HQ-375/336) được đóng tại Nhà máy đóng tàu Vympel ở Rybinsk, Nga và được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2007-2008. Từ năm 2010, Việt Nam đã bắt đầu đóng theo giấy phép một loạt 10 tàu loại này. Projekt 1241.8 có sức mạnh hỏa lực tăng mạnh so với các tàu Projekt 1241RE. Thay cho 4 tên lửa chống hạm P-20, Projekt 1241.8 được lắp 16 tên lửa chống hạm Kh-35.
Nền tảng của hạm đội Việt Nam là các tàu xuồng tên lửa cỡ nhỏ do Liên Xô và Nga đóng.
Trong những năm 1990-đầu những năm 2000, Hải quân Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu tên lửa Projekt 1241RE (HQ-371-374/377/378), mỗi tàu mang 4 tên lửa chống hạm P-20M. Giá rẻ, khai thác đơn giản và sức mạnh hỏa lực cao của các tàu tên lửa Nga này đã tạo điều kiện cho việc ký kết vào năm 2005 hợp đồng lớn cung cấp 12 tàu tên lửa Projekt 1241.8. Hợp đồng này ước trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Hai tàu đầu tiên (HQ-375/336) được đóng tại Nhà máy đóng tàu Vympel ở Rybinsk, Nga và được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2007-2008. Từ năm 2010, Việt Nam đã bắt đầu đóng theo giấy phép một loạt 10 tàu loại này. Projekt 1241.8 có sức mạnh hỏa lực tăng mạnh so với các tàu Projekt 1241RE. Thay cho 4 tên lửa chống hạm P-20, Projekt 1241.8 được lắp 16 tên lửa chống hạm Kh-35.
Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam |
Các tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga là nền tảng tiềm lực chiến đấu của Hải quân Việt Nam. Loại tên lửa dưới âm nhỏ này có tầm bắn 130 km, còn biến thể hiện đại hơn là Kh-35UE có tầm bắn 260 km. Tên lửa chống hạm Kh-35 cho phép tác chiến hiệu quả chống các tàu chiến mặt nước có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu hỗ trợ có lượng giãn nước đến 10.000 tấn của đối phương.
Năm 2004-2008, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga đã cung cấp cho Việt Nam 120 quả tên lửa chống hạm Kh-35E. Tháng 10/2010, Nga và Việt Nam đã ký hiệp định liên chính phủ về việc hợp tác phát triển và sản xuất hệ thống tên lửa Uran-EV trang bị tên lửa chống hạm Kh-35EV phục vụ riêng cho nhu cầu của hạm đội Việt Nam.
Năm 2004-2008, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga đã cung cấp cho Việt Nam 120 quả tên lửa chống hạm Kh-35E. Tháng 10/2010, Nga và Việt Nam đã ký hiệp định liên chính phủ về việc hợp tác phát triển và sản xuất hệ thống tên lửa Uran-EV trang bị tên lửa chống hạm Kh-35EV phục vụ riêng cho nhu cầu của hạm đội Việt Nam.
Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E / Uran-E trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ
|
Cần lưu ý đến một thành phần quan trọng nữa của Hải quân Việt Nam - đó là các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P trang bị tên lửa chống hạm siêu âm hạng nặng Yakhont có tầm bắn đến 300 km do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng NPO Mashinostroernia phát triển.
Hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion-P trị giá gần 300 triệu USD đã được ký vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010-2011.
Có khả năng đến năm 2015, Nga sẽ bán thêm cho Việt Nam các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động.
Hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion-P trị giá gần 300 triệu USD đã được ký vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010-2011.
Có khả năng đến năm 2015, Nga sẽ bán thêm cho Việt Nam các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động.
K-300P Bastion-P |
Trong thành phần của hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P gồm có 4 xe bệ phóng lắp trên khung gầm xe MZKT-7930 (mỗi bệ phóng mang 2 tên lửa), 1 xe chỉ huy chiến đấu, các xe tiếp đạn. Bản thân các tên lửa được cất giữ trong các ống phóng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và tăng hạn sử dụng cho tên lửa chống hạm. K-300P có thể được tăng cường hệ thống phát hiện tầm xa ngoài đường chân trời và bám mục tiêu mặt nước Monolit-B triển khai trên bờ biển hoặc hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên trực thăng.
Các tàu tuần tra và tàu pháo
Năm 1999-2001, Việt Nam đã tiến hành đóng 2 tàu tuần tra PS-500 (HQ-381/383) theo thiết kế của Viện thiết kế phương Bắc (SPKB) có lượng giãn nước gần 500 tấn. Các tàu lớp này có vũ khí tên lửa và pháo mạnh (tên lửa chống hạm Kh-35, các ụ pháo 76 mm và 30 mm) và có tính năng đi biển cao nhờ 2 ống dẫn tiến phụt nước mạnh và hình dáng thân kiểu chữ V sâu.
Việt Nam đang hoàn tất dự án đóng 6 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak do Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz của Nga thiết kế. Các tàu nhỏ này có lượng giãn nước gần 400 tấn, dùng để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và không được trang bị vũ khí tên lửa mạnh. Hai tàu đầu tiên (HQ-261/263)đã đóng xong năm 2002, 2 chiếc tiếp theo (HQ-264/265) hoàn thành vào năm 2011. Cặp tàu thứ ba đang đóng hoàn thiện tại Vladivostok, Nga và sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2012. Chi phí đóng 6 tàu này là gần 110 triệu USD
Năm 1999-2001, Việt Nam đã tiến hành đóng 2 tàu tuần tra PS-500 (HQ-381/383) theo thiết kế của Viện thiết kế phương Bắc (SPKB) có lượng giãn nước gần 500 tấn. Các tàu lớp này có vũ khí tên lửa và pháo mạnh (tên lửa chống hạm Kh-35, các ụ pháo 76 mm và 30 mm) và có tính năng đi biển cao nhờ 2 ống dẫn tiến phụt nước mạnh và hình dáng thân kiểu chữ V sâu.
Việt Nam đang hoàn tất dự án đóng 6 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak do Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz của Nga thiết kế. Các tàu nhỏ này có lượng giãn nước gần 400 tấn, dùng để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và không được trang bị vũ khí tên lửa mạnh. Hai tàu đầu tiên (HQ-261/263)đã đóng xong năm 2002, 2 chiếc tiếp theo (HQ-264/265) hoàn thành vào năm 2011. Cặp tàu thứ ba đang đóng hoàn thiện tại Vladivostok, Nga và sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2012. Chi phí đóng 6 tàu này là gần 110 triệu USD
Hai tàu tuần tra lớp Projekt 10412 mang số hiệu nhà máy 044, 045 tại Nga
trước khi bàn giao cho Việt Nam ngày 20.10.2011 |
Tháng 1/2012, Hải quân Việt Nam được chuyển giao tàu pháo đầu tiên lớpTT400TP là HQ-272. Tàu này có lượng giãn nước gần 400 tấn, được trang bị 1 ụ pháo 76mm và 1 ụ pháo 30 mm. Tàu này do Nhà máy đóng tàu Z-173 thuộc Công ty đóng tàu Hồng Hà ở Hải phóng tự thiết kế. Dự kiến, Việt Nam sẽ đóng thêm ít nhất 2 tàu loại này. Tàu này được thiết kế dựa trên các thiết kế PS-500 và Projekt 10412 của Nga.
Tàu HQ-272 thử nghiệm trên biển
|
Năm 1979-1983, Hải quân Việt Nam đã nhận được 8 tàu tên lửa Projekt 205 (lượng giãn nước gần 200 tấn, vũ khí gồm 4 tên lửa chống hạm P-15 và 2 ụ pháo 30 mm) và 16 tàu phóng lôi Projekt 206 (lượng giãn nước gần 150 tấn, vũ khí gồm 4 ống phóng lôi 533 mm và 2 ụ pháo 30 mm). Các tàu này sẽ được loại khỏi biên chế.
Không quân hải quân
Nền tảng không quân hải quân của Hải quân Việt Nam là các trực thăng đa năng Ка-28 của Nga, dùng để triển khai trên các tàu hộ vệ Projekt 11661E Gepard 3.9. Chức năng chính của các trực thăng này là chống ngầm, ngoài ra còn có biến thể trực thăng radar phát hiện tầm xa Ка-31.
Năm 2010, Việt Nam đã ký với Công ty Viking Air của Canada hợp đồng mua 6 máy bay tuần tra hạng nhẹ DHC-6 Twin Otter. Các máy bay này sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2012-2014. Hợp đồng có trị giá ước 30-40 triệu USD. Các máy bay này sẽ là thành phần quan trọng của hệ thống nắm bắt thông tin tình hình tại các vùng biển ven bờ của Việt Nam.
Nền tảng không quân hải quân của Hải quân Việt Nam là các trực thăng đa năng Ка-28 của Nga, dùng để triển khai trên các tàu hộ vệ Projekt 11661E Gepard 3.9. Chức năng chính của các trực thăng này là chống ngầm, ngoài ra còn có biến thể trực thăng radar phát hiện tầm xa Ка-31.
Năm 2010, Việt Nam đã ký với Công ty Viking Air của Canada hợp đồng mua 6 máy bay tuần tra hạng nhẹ DHC-6 Twin Otter. Các máy bay này sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2012-2014. Hợp đồng có trị giá ước 30-40 triệu USD. Các máy bay này sẽ là thành phần quan trọng của hệ thống nắm bắt thông tin tình hình tại các vùng biển ven bờ của Việt Nam.
Máy bay tuần tra hạng nhẹ DHC-6 Twin Otter Series 400
|
Ngoài các chiến hạm thuộc các lớp cơ bản, Việt Nam còn sở hữu một đội tàu hỗ trợ, xuồng tuần tra và tàu quét lôi mà việc đánh giá chúng chưa được thực hiện ở đây.
Như vậy, Hải quân Việt Nam đang trong tình trạng phát triển mạnh mẽ và quá độ từ một hạm đội ven bờ lạc hậu, không có khả năng bảo vệ thích đáng ngay cả vùng biển chủ quyền sang một hạm đội khu vực không lớn, nhưng hiện đại và đủ mạnh. Vào cuối thập kỷ này, Hà Nội dự định xây dựng được một hạm đội mà bản thân sự hiện diện của nó sẽ buộc Bắc Kinh kiềm chế, từ bỏ những mưu toan thiết lập thiết lập quyền kiểm soát đối với Biển Đông bằng vũ lực.
Như vậy, Hải quân Việt Nam đang trong tình trạng phát triển mạnh mẽ và quá độ từ một hạm đội ven bờ lạc hậu, không có khả năng bảo vệ thích đáng ngay cả vùng biển chủ quyền sang một hạm đội khu vực không lớn, nhưng hiện đại và đủ mạnh. Vào cuối thập kỷ này, Hà Nội dự định xây dựng được một hạm đội mà bản thân sự hiện diện của nó sẽ buộc Bắc Kinh kiềm chế, từ bỏ những mưu toan thiết lập thiết lập quyền kiểm soát đối với Biển Đông bằng vũ lực.
- Nguồn: Sát nách con rồng / Prokhor Yurevich Tebin, nghiên cứu sinh Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga // NVO, 20.4.2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !