Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Tại sao tình báo Liên Xô ‘bắt hụt’ Hosni Mubarak


- Hosni Mubarak bị cho là điệp viên hai mang, thậm chí ba mang, hợp tác đồng thời với cả KGB, CIA và tình báo Saudi Arabia.
Bí mật của "Pharaon" cuối cùng 
Cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đang chờ chết vì bệnh ung thư. Theo các bác sĩ, ông khó lòng trụ được đến ngày 2/6/2012 khi bản án đối với ông sẽ được đưa ra. Công tố viên đề nghị án tử hình bằng treo cổ vì tội giết hại 900 người biểu tình và tham nhũng. Nhưng sợi dây thòng lọng của đao phủ chắc chắn sẽ không kịp quàng lên cổ vị “Pharaoh” cuối cùng của Ai Cập. Viên cựu phi công quân sự này sẽ ra đi mà không để lộ những bí mật của mình.
Cầm quyền liên tục 28 năm, Hosni Mubarak
còn được gọi là vị Pharaon cuối cùng của Ai Cập
Hosni Mubarak là một trong những nhân vật bí ẩn nhất của nền chính trị thế giới. Người ta nói ông là điệp viên hai mang, thậm chí ba mang, hợp tác đồng thời với cả KGB, CIA và tình báo Saudi Arabia. Đến nay vẫn chưa rõ, làm thế nào ông ta lọt vào được giới thân cận của các Tổng thống Ai Cập Gamal Nasser và sau đó là Anwar Sadat. Kẻ thù thì khẳng định rằng, đường công danh của ông ta lên như diều là nhờ các nhà bảo trợ tình báo nước ngoài. Ban đầu là tình báo Liên Xô, sau đó là tình báo Mỹ.
Hơn nửa thế kỷ trước, Trung tướng Vadim Alekseyevich Kirpichenko làm việc trong tình báo đối ngoại của KGB Liên Xô.

Ông được tặng tổng cộng 54 phần thưởng nhà nước. Vì lý do bảo mật, ông chỉ có thể kể chuyện cho con cháu về huy chương đầu tiên “Vì tinh thần quả cảm”.

Ông được tặng phần thưởng này khi là  chuẩn úy trẻ của sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 103 nhờ tinh thần dũng cảm trong các trận đánh đẫm máu bên hồ Balaton (Hungary). Các huân huy chương còn lại là để ghi nhận thành tích của ông trên trận tuyến thầm lặng mà chỉ có thể nói đến sau 50 năm nữa. Vadim Alekseyevich là tổ trưởng tình báo Liên Xô ở Cận Đông. Ông đã có thời gian làm việc rất dài ở Ai Cập.

Trong 5 năm, tướng Kirpichenko lãnh đạo bộ phận cẩn mật nhất của mọi cơ quan tình báo là tình báo bất hợp pháp, 17 năm là Phó Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục I (Tình báo đối ngoại) của KGB Liên Xô.
Liệu có phải như thế không? Hãy tìm hiểu về Mubarak qua lời kể của một vị tướng tình báo Liên Xô kỳ cựu, chuyên gia về Ai Cập và Trung Đông - Trung tướng Vadim Alekseyevich Kirpichenko nguyên tổ trưởng tình báo Liên Xô ở Cận Đông, nguyên Phó Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục I (Tình báo đối ngoại) của KGB Liên Xô.

Thoát bẫy mỹ nhân kế
Tháng 5/1956, Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô tương lai Shepilov đến Cairo. Một cách quyết liệt, ông giao nhiệm vụ cho đại sứ quán Liên Xô phải khẩn cấp thu xếp để ông gặp nhà lãnh đạo mới của Ai Cập.

Cán bộ tình báo trẻ Vadim Kirpichenko đã làm được việc đó. Ông sử dụng đến các mối quan hệ của mình trong tổ chức “Các sĩ quan tự do”, tổ chức đã đưa Nasser lên nắm quyền. Trong tất cả các cuộc đàm phán của Tổng thống Ai Cập với phái viên Liên Xô, chuyên gia Arab trẻ tuổi Kirpichenko đóng vai người phiên dịch. Ông Nasser cực kỳ quý mến Kirpichenko nên sau này ông phải tháp tùng Nasser trong tất cả các chuyến thăm Liên Xô.

Trong một buổi tiếp tân của Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev với đoàn đại biểu quân sự Ai Cập, trong đó có anh chàng phi công quân sự Hosni Mubarak. Các đại biểu phụ nữ từ Moldavia và Ukraine cùng dự tiệc khi đã chếnh choáng hơi men ngực bự liền sán lại gần các sĩ quan Ai Cập.

Các nữ nông trang viên Liên Xô ngực bự rất ưa thích Hosni Mubarak, chàng trai trẻ dễ thương nhất trong đoàn Ai Cập. Cùng lúc có mấy cánh tay phụ nữ cầm ly rượu chìa lại phía anh ta.

- Mà ở đó thì có không ít những chuyện tức cười. Trong một buổi tiếp tân của Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev, có mặt cùng với đoàn đại biểu quân sự Ai Cập (trong đó có anh chàng phi công quân sự Hosni Mubarak) có cả các đại biểu phụ nữ từ Moldavia và Ukraine. Sau các diễn văn chính thức là bữa tiệc. Bốc lên nhanh chóng nhờ rượu, các nữ nông trang viên Liên Xô ngực bự bắt đầu sán lại gần các sĩ quan Ai Cập:

- Mời các anh uống để ta làm quen nhau nào! Ta nâng ly chứ?!
Nhà tình báo  lão thành của KGB Liên Xô và Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR, Đại tá Igor Prelin nói: Không ai và không bao giờ biết được được tình báo Liên Xô và các cơ quan thừa kế nó tuyển mộ ai và ở những tầng nấc quyền lực nào.

Nhưng trong số những người đó có cả những người là chính trị gia thế lực lần các nhà quân sự và thậm chí là những kẻ khủng bố - đó là điều không có gì phải nghi ngờ cả.
Hosni Mubarak, người trẻ và dễ thương nhất trong đoàn Ai Cập, được các nữ đại biểu Liên Xô rất ưa thích. Cùng lúc có mấy cánh tay phụ nữ cầm ly rượu chìa lại phía anh ta.

- Sao anh lại không uống? Anh là phi công cơ mà!.. - các nữ nông trang viên chếnh choáng say vặn vẹo kỳ kèo. Dưới ánh mắt nghiêm khắc của Tổng thống Nasser, chàng sĩ quan Hồi giáo sùng đạo sẵn sàng chui xuống đất. Còn Nikita Khrushchev chỉ cười ranh mãnh. Cứ như là nói thôi cứ thế để cho biết các bà ở xứ tôi!

Nhưng tình báo Liên Xô đã không thể bố trí được “bẫy mỹ nhân kế” để “bắt” Hosni Mubarak ở Moskva.

Sau đó, khi còn học ở Liên Xô, Mubarak đã có một thiên tình sử với cô giáo tiếng Nga Mila của mình. Cô nàng tóc đen nóng bỏng có cha là người Tartar. Nhưng ngay trước khi rời Liên Xô, Hosni Mubarak mới biết được mẹ của Mila là người Do Thái. Vì thế, việc cưới Mila là không thể được. Vụ tuyển mộ thất bại.
Hosni Mubarak khi còn tại vị
Cựu Tổng thống Ai Cập Muhammad Hosni El Sayed Mubarak sinh ngày 4/5/1928 tại ngôi làng nhỏ Kafr El-Meselha. Cha ông sở hữu một khu đất nhỏ.

Học xong phổ thông, Hosni Mubarak vào học ở trường quân sự và tốt nghiệp xuất sắc vào năm 1949. Ông từng là phi công trong phi đội tiêm kích. Sau đó, ông tốt nghiệp các học viện quân sự và không quân ở Cairo.

Năm 1959, Mubarak được đề bạt làm phi đội trưởng phi đội ném bom. Cùng năm, ông được cử sang Liên Xô thực tập ở trường bay ở Tokmak, Cộng hòa Kirgizya để hoàn thiện kỹ năng lái máy bay ném bom Il 28.

Từ tháng 3/1964-4/1965, Mubarak học khóa tham mưu ở Học viện Quân sự Frunze ở Moskva. Sau khi từ Liên Xô về nước, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng căn cứ không quân ở phía tây Cairo. Năm 1969, ông trở thành tướng không quân và tham mưu trưởng không quân Ai Cập.

Tháng 4/1975, Mubarak được bổ nhiệm làm Phó Tổng thống Ai Cập. Năm 1980, ông giành được quyền kiểm soát cảnh sát và các cơ quan tình báo Ai Cập.

Ngày 6/101981, trong cuộc duyệt binh, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat đã bị các phần tử Hồi giáo cực đoan giết chết do bất bình với việc ký kết hiệp ước hòa bình với Israel. Mubarak lúc đó đứng cạnh Sadat và bị thương vào tay.

Ngày 14/10/1981, sau cuộc trưng cầu dân ý khẩn cấp, Mubarak được bầu làm Tổng thống Ai Cập.

Ông bị lật đổ vào năm 2011.
Đồng tính và sợ vợ?
Theo lời kể của ông Kirpichenko, ông Hosni Mubarak từ trẻ đã có lối sống lành mạnh. Ông không uống rượu, không hút thuốc, mỗi ngày tập thể thao 2-3 giờ. Ông đặc biệt yêu thích thể dục và bóng quần (squash). Một thời gian dài, ông né tránh gần gũi phụ nữ. Cho nên có nghi ngờ ông là người đồng tính.

Mãi đến năm 50 tuổi, khi đã là Phó Tổng thống Ai Cập, Mubarak mới lấy vợ. Bà vợ Suzanne đã sinh cho ông ấy hai con trai. Người ta nói ông Mubarak yêu điên dại bà ta. Sáng nào, ông ấy cũng dậy vào lúc 5 giờ sáng và tự tay, không cần đến người hầu, chuẩn bị bữa sáng cho ái thê.

- Mubarak là dân gay à? - nhà báo không kìm được câu hỏi bất nhã.

Kirpichenko chỉ nhún vai:

- Ở tuổi trưởng thành, năm 50 tuổi, khi đã là Phó Tổng thống Ai Cập, ông ấy mới lấy vợ. Bà vợ đã sinh cho ông ấy hai con trai. Người ta nói ông Mubarak yêu điên dại bà ta. Sáng nào, ông ấy cũng dậy vào lúc 5 giờ sáng và tự tay, không cần đến người hầu, chuẩn bị bữa sáng cho ái thê.

Nay người ta nói rằng, vợ ông Hosni Mubarakа có ảnh hưởng lớn với ông giống như bà Elena đối với Chủ tịch Rumani Nicolae Ceaucescu hay bà Raisa đối với cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. Dường như, bà ta đã tùy ý sai khiến vị “Pharaoh” đương đại này của Ai Cập và thay mặt ông ta trị vì đất nước. Vì thế dân chúng gọi bà ta là “mẹ Suzanne”.

Một số cán bộ tình báo Nga cho rằng, vợ cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak là điệp viên ảnh hưởng của phương Tây. Có những sự kiện trong tiểu sử của bà ta khiến người ta nghĩ như vậy.
Vợ chồng ông Hosni Mubarak
và hai con trai. Alaa và
Gamal Mubarak (phải) năm 1984
Suzanne Mubarak sinh ngày 28/2/1941 tại thành phố Al Minya, Ai Cập, trong gia đình một bác sĩ người Ai Cập và một y tá người xứ Wales. Học ở trường St. Claire ở Cairo.
Năm 1977, bà nhận học vị cử nhân khoa học chính trị ở Đại học Mỹ ở Cairo (AUC), năm 1982 trở thành thạc sĩ xã hội học.
Năm 1978, Suzanne lấy Phó Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Bà tích cực tham gia hoạt động chính trị và xã hội, dẫn đầu cuộc đấu tranh chống hủ tục cắt âm vật dã man ở Ai Cập và các nước châu Phi khác.
Năm 1998, được Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật châu Âu tặng giải thưởng về lòng khoan dung vì những đóng góp vào cuộc đấu tranh vì quyền của phụ nữ và trẻ em. Là tiến sĩ khoa học nhân văn danh dự của AUC từ tháng 2.2000.
Chồng bà Hosni Mubarak đến nay vẫn là tiến sĩ danh dự của Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO). Chẳng ai là gì chuyện cả hai trường đại học danh giá AUC và MGIMO đều là những cái nôi đào tạo ra các nhân viên tình báo.
Nhà cai trị giàu nhất hành tinh?
Tướng V.A. Kirpichenko biết rõ Hosni Mubarakа khi ông là tổ trưởng tình báo Liên Xô ở Cairo trong nhiệm kỳ công tác thứ hai ở Ai Cập.

Chính ông là người đầu tiên báo cáo về việc Anwar Sadat bí mật thư từ liên lạc với Mỹ. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev vẫn đinh ninh coi Sadat là người bạn chung thủy của Liên Xô và thậm chí định tặng ông ta danh hiệu Anh hùng Liên Xô giống như Khruschev đã làm với Nasser. Ấy vậy mà lại có báo cáo như thế từ Kirpichenko.
Tướng Hosni Mubarak bên cạnh cố Tổng thống Anwar Sadat
Sau 28 năm cầm quyền, "Pharaon"
bị "mùa xuân Arab" lật đổ năm 2011
Trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, một thời gian dài, người ta không muốn tin vào sự phản bội của Sadat. Họ cho là vị tổ trưởng tình báo chỉ tô vẽ, cường điệu vấn đề. Họ nghĩ Anwar Sadat chỉ đang chơi một trò chơi ranh mãnh kiểu phương Đông với người Mỹ. Các chính trị gia Liên Xô cũng không hề đặt cược vào Hosni Mubarak. Bởi vậy, tình báo Liên Xô không nỗ lực lôi kéo Mubarak nữa. Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng xem thường Phó Tổng thống Ai Cập.

Tình báo Anh đã có bản đánh giá khá thú vị về Mubarak gửi cho Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Tình báo Anh viết về ông ta như về một người “niềm nở và vui vẻ”, song lại “không có trí thông minh đặc biệt”. Ngoài ra, họ còn coi ông là người “tàn nhẫn”, có khả năng đấu tranh hiệu quả với các đối thủ.

Theo một nhà ngoại giao phương Tây, Mubarak, về bản chất, vẫn là ‘một vị chỉ huy cứng nhắc quen ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng”.

Nhiều người chỉ trích Mubarak vì những bộ đồ xoàng xĩnh, lời nói thiếu tao nhã và quá rụt rè. Các đối thủ cho rằng, ông ta thiếu tầm của một nhà hoạt động nhà nước thật sự. 
Người hùng thất thế nằm trên xe lăn ra tòa
Nhưng điều đó chẳng hề cản trở viên cựu phi công cai trị Ai Cập 30 năm ròng và trở thành người giàu thứ hai thế giới. Vì thế, tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới chưa chắc đủ tiền để mua chuộc ông ta.

Theo xếp hạng của tạp chí Spear’s, nguyên thủ giàu nhất là Hosni Mubarak. Theo các chuyên gia, tài sản của ông là 73 tỷ USD, ít hơn 1 tỷ USD so với người giàu nhất thế giới là tỷ phú người Mexico Carlos Slim, nhưng nhiều hơn 10 tỷ USD so với tỷ phủ Bill Gates. Trong khi, mức lương chính thức của Mubarak là không quá 800 USD/tháng.

Còn luật sư của ông Mubarak là Farid El-Dib trước đó thì nói rằng, trong 62 năm phục vụ quân đội và nhà nước, Mubarak đã không trở thành tỷ phú và tài sản của cựu Tổng thống Ai Cập không vượt quá 1 triệu USD, ông cũng không sở hữu tài sản nào ở nước ngoài. Nhưng ai sẽ tin điều đó.
  • Nguồn: Aleksandr Kondrashov // AN, N.10(302).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !