Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

NGƯỜI HOA Ở CHỢ LỚN: “GÂY CHIẾN TRANH CHỈ LÀM KHỔ CHO DÂN THÔI !”

NGƯỜIHOA Ở CHỢ LỚN: “GÂY CHIẾN TRANH CHỈ LÀMKHỔ CHO DÂN THÔI !”

         Hồi chưa đầy 10 tuổi, mặc bộ Pijama luộmthuộm tôi đã nhảy lên các chuyến xe tốc hành cùng người thân "đi chơixa" . Những năm 90, đường từ Minh Hải nối các tỉnh thành lớn có dễ đinhưng vẫn phải chịu cảnh gập ghềnh, chịu cảnh "qua sông luỵ phà".Minh Hải, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, rồi đến Thành phố Hồ ChíMinh, miền Tây sông nước lướt qua trong giấc ngủ chẳng tròn của tôi đứt quãng,chắp vá …

         Không riêng người thân tôi mà nhiều ngườidân ở vùng đất Chín Rồng vẫn quen miệng gọi là "đi thành phố" hay"đi Sài Gòn", và tôi cũng thế, cũng quen gọi là Sài Gòn và tuyệt nhiên đó chỉ là một cách gọi"không chính thống" so với những biến thiên tích cực của lịch sử. Màthôi, không lạm bàn về cái danh xưng của một vùng đất nữa ! …

         Đang ở cái trạng thái say sưa giấc nồngsau những trận nôn thốc nôn tháo của cái lần đầu tiên đi xe đò, Má Tư tôi níuáo, níu quần kêu: "Dậy, dậy … Tới thành phố rồi con !". Mắt nhắm mắtmở tôi lon ton đi theo Má trong cái hừng đông của một nơi có nhiều người, nhiềuxe gấp tỷ lần xứ quê của mình.

         Hừng đông của thành phố thật đẹp ! Nóchỉ khác lạ hơn quê tôi ở những khu nhà lầu cao, những con đường dọc ngang nhưmạng nhện, những khu trường học, bệnh viện san sát nhau chứ không có lưa thưa lớtthớt của một tỉnh lỵ chưa phát triển như Minh Hải lúc bấy giờ. Tất cả đều lạ,duy chỉ có một đều mà tôi cảm thấy thân quen, cảm mến là một sự bình yên ! Bìnhyên từ cái cảm tình của những tiếng í ới gọi nhau dậy sớm; tiếng ken két mở cửadọn hàng ra bán của những người lao động chân tay phố thị; từ hình ảnh tất tả,khệ nệ quang gánh của bà bán xôi bắp phì lũ; từ tiếng lách cách khua nhau củanhững chiếc tô mà người phụ nữ gầy còm chuẩn bị cho hàng bánh canh gà của mình;rồi tiếng gõ lóc cóc ngắt quãng do mệt mỏi của những người đã trắng đêm bán từngtô hủ tiếu mì … Mà kỳ thật, tôi nhớ là mình được đi thành phố, đi Xì Gòn, cũnglà một vùng đất của nước mình mà quanh tai tôi luôn nghe một thứ tiếng "xíxô xí xào", rồi Ngộ, rồi Lỵ ….  phalẫn với lởm bởm thứ tiếng mẹ đẻ của tôi ??!

- Lỵăn củ tiếu hay ăn mỳ ?...

         Người đàn ông cởi trần với cái bụng phệđi tới đi lui chạy bàn hỏi tôi đến hơn ba lần tôi mới "thông" là vậy! Hoá ra nhà người cô thứ Năm tôi năm lọt thỏm trong một khu phố có đến hơn 70%là người Hoa sinh sống. Phần nhiều những người nói thạo được tiếng Việt đều lànhững người trẻ, thế hệ cháu con của họ, còn những người lớn tuổi, tóc bạc hoarâm thì chỉ một số ít mới biết. Điều đặc biệt, khi nói chuyện với nhau, họ vẫndùng ngôn ngữ "mẹ đẻ" của mình là tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Hẹ  …. Đó cũng là cách để người Hoa ở Chợ lớn gìngiữ văn hoá truyền thống của mình.

         Nhà người thân của tôi là một căn hộ củamột chung cư khá đông đúc nằm trên đường Lương Nhữ Học, quận 5, một nơi mà cộngđồng Hoa - Việt sống dung hoà, giản dị trong những tổ ấm của mình. Ì ạch vác đồleo thang bộ lên tầng hai, tiếng nhạc hồ Quảng với những giai điệu truyền thống cứ nhịp theo bước chân đi. Nhìn từ khoảng không thoáng đãng của giếng trời,trong tầm mắt là một ngôi chùa đặc trưng kiến trúc Trung Hoa với khói hươngnghi ngút …

         Những tháng đầu năm, người ta đi lễchùa nhiều hơn, điều đáng nói là ở nơi chốn tâm linh vô thức ấy có nhiều nhữngtrái tim phật pháp cả Hoa lẫn Việt. Hằng ngày có bôn ba, có tất bật sớm chiều,có vui, có buồn, có bi thương, có bại danh hay hỷ đạt thì tất cả họ đều thànhtâm tìm đến cửa chùa như một nơi nương náu, tịnh tâm ! Âu đó cũng là một sựgiao thoa, dung hoà những giá trị văn hoá tốt đẹp của người Hoa với văn hoá bảnđịa trong quá trình họ tìm đến và sinh sống trên đất nước Việt Nam ta đã từhàng trăm năm … Ở một nghĩa khác thì Việt Nam đã là quê hương của bao thế hệngười Hoa sinh ra và lớn lên trên lãnh thổ của Việt Nam. Đó là cả một giai đoạnkhẩn hoang, cộng cư dài mà lịch sử còn ghi lại.

         Dưới thời Chúa Nguyễn những năm 1679,người Hoa đến Việt Nam bằng đường biển, họ mang theo hơn 3.000 quân cùng 50 chiếcthuyền đến đất Việt và xin qui phụ. Lúc bấy giờ Chúa Nguyễn đã cho phép họ cưtrú ở Cù Lao Phố (Đồng Nai). Từ Cù Lao Phố, rồi xuống Chợ Lớn và một số khu vựckhác ở Nam bộ ……Từ đó, cùng với người Việt, họ vỡ đấtphá hoang, cày ruộng, dựng nhà và phố chợ, buôn bán giao thương với khắp nơi,hình thành một trung tâm phố chợ kẻ bán, người mua; kinh tế, văn hoá dần pháttriển và tạo nên một dấu ấn riêng trong quá trình biến đổi, phát triển của mộtvùng đất mà ông cha ta làm chủ …..  Và Kểtừ khi Việt Nam cải cách mở cửa từ năm 1986, cộng đồng người Hoa đã có những bướcphát triển vượt bậc về kinh tế, thương mại.

         Khu vực quận 5 nơitôi ở một thời gian khá dài, đi đâu cũng có dấu ấn của người Hoa. Từ chợ đến phố,những công trình chùa chiền miếu mạo, khu sinh hoạt văn hoá, giáo dục …. đều đượccộng đồng người Hoa chú trọng xây dựng và phát triển trên cơ sở những chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

         Ở đâu cũng vậy, người Hoa rất xem trọng chính nghĩa. Họ cũng chiến đấu,cũng hy sinh cuộc sống, gia đình góp sức đập tan những âm mưu xâm lược của kẻthù trong hai cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Phong trào đấutranh chống quân xâm lược của đồng bào Hoa ở nông thôn và cả miền Nam, đặc biệtlà ở nông thôn, nhất là ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã góp phần xứng đáng vào dòng tháccách mạng của đất nước. Bằng tinh thần vì lẽ phải, yêu chuộng hoà bình, đồngbào người Hoa yêu nước đã lập nên nhiều chiến công và đã được Đảng, Nhà nước taghi nhận, được nhân dân biết ơn. Bởi họ cũng như chúng ta đều nghĩ rằng, với bấtkỳ cuộc chiến tranh nào bùng phát cũng đều mang lại những đau thương, mất mát;gia đình ly tán, cuộc sống rơi vào ngõ cụt; đất nước sẽ đối mặt với bao nhiêutrì trệ, kém phát triển … Một điều mà họ muốn thốt lên rằng chúng tôi muốn yên ổnlàm ăn, chúng tôi không muốn chiến tranh !

         Nói như ông TrươngTrụ Lương, một người Việt gốc Hoa đang làm ăn tại chợ Kim Biên TPHCM: NgườiHoa cũng là người, Việt Nam cũng là người, mình sống ở đâu thì mình theo ở đó.Theo ý tôi là muốn hai bên hoà bình chứ gây chiến tranh chỉ làm khổ cho dânthôi !”.

         Là thế hệ sinh ra trong hoà bình, Anh Trần ThiệnMinh ở quận 5 thì có mối lo cho gia đình nếu chiến tranh xảy ra: “Mìnhlà người Việt Nam và cũng là người Hoa, mình chưa bao giờ muốn chiến tranh xảyra, mình mong chính phủ Trung Quốc hết sức thận trọng trong việc giải quyết cácvấn đề trên biển đông, không gây hấng nữa. Không chỉ riêng tôi mà những ngườikhác cũng mong như thế !”

         Một cách công bằng,người Hoa ở Chợ Lớn là người Việt Nam, họ là công dân Việt Nam, trong tiếntrình lịch sử Việt Nam, cộng đồng người Hoa từng bước phát triển và trở thành mộtbộ phận không thể tách rời của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Họ cùng concháu của mình bám trụ đất Chợ Lớn và một số khu vực khác ở Việt Nam hàng trămnăm, và những doanh nghiệp của người Hoa làm chủ cũng được mọc lên trên chínhnghị lực và mưu trí trong làm ăn, giao thương của họ.

         Đặt họ vào thời cuộclúc này, rồi việc một cá nhân, một số ít tổ chức với chủ quan "tẩychay" người Trung Quốc, hàng Trung Quốc cũng không hẳn là một cách làmđúng, và tồi tệ hơn, một bộ phận người tự vỗ ngực mình là "yêu nước"đã "xuống đường" hò hét, kích động, càng phá những cơ sở làm ăn, đầutư của người Hoa kiều, rồi chửi họ, ghét họ trong khi họ là những người vô can,vô tội.

         Con người có tốt,có xấu, có chính nghĩa, có ngang tàng, thậm chí ngay trong bản thân của mỗi conngười cũng luôn tồn tại mâu thuẫn giữa cái tốt và cái xấu, vậy nên cách tốt nhấtlà nhìn thẳng vào những xung đột mà phán xét. Chúng ta đang lên án Trung Quốcvà đằng sau đó là Chính phủ Trung Quốc với cơ quan đầu não ở Bắc Kinh. Nơi hằngngày người làm ngoại giao nước họ phát đi những lời lẽ thiếu thiện chí và sặcmùi gây hấng ta, mà cụ thể là những hàng động lăm le xâm chiếm ta ngay trênlãnh thổ, lãnh hải của chúng ta.

         Hằng ngày, hàng giờ,ở ngoài thềm lục địa, giữa muôn trùng biển khơi có biết bao chiến sĩ của ta vẫnngày đêm bám trụ, càng cựa đấu tranh vì chủ quyền và trên hết là vì sự bình yêncủa hơn 90 triệu con người trong đất liền trong đó có cả tôi ! Hãy hướng về biểnđông bằng tinh thần, bằng tình cảm sâu sắc nhất và cả bằng hành động của mình.Vậy thì chúng ta hành động kiểu gì ? Có phải cùng kéo nhau hò hét, đua xe, manhđộng thái quá và tay thì phất cờ nói là "yêu nước", rồi hô hào"ghét Trung Quốc" như một bộ phận người ?! Xin hãy mang lá cờ đỏ thắmvới ngôi sao vàng sáng chói mang hồn nước, hồn dân tộc, của bao nhiêu thế hệcha ông đã ngã xuống mới có được, mới giữ được cho cả non sông gấm hoa như ngàyhôm nay, hãy mang lá cờ ấy về đặt trang trọng trong ngôi nhà của mình, và hơn hếthãy giữ lá cờ đỏ sao vàng ấy sâu trong trái tim mình với lòng tự hào cao nhất !

         Tôi đẻ ra vào những năm 80, vào cái thời tôi không phải đói,phải khát, tôi sống đủ đầy trong một mái nhà hạnh phúc và dưới vòm trời của mộtđất nước bình yên, tự chủ. Và tôi nghĩ, sau mùa xuân năm 1975, còn bao nhiêu thếhệ nữa chào đời và cũng lớn lên trong hoà bình, no ấm như tôi và họ luôn trântrọng và biết ơn những giá trị bất biến đó. Ngoài khơi sóng dữ, nơi đất liền nếukhông là hậu phương vững chắc thì đừng làm kẻ vô ơn với liên tiếp gây ra nhữnghành động quá khích như thế !

         Nói như một ngườiHoa làm ăn trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Chúng tôi sống ở đây mấy đời, nhiều thế hệcháu con đã sinh ra và lớn lên ở đây, chúng đều trưởng thành, đi học và lập giađình cũng ở thành phố này, và mặc dù là người gốc Hoa nhưng chúng tôi đều làcông dân Việt Nam và luôn gắn bó ở vùng Chợ Lớn này ! Chúng tôi sống ở đâu thìquen ở đó và luôn yêu nơi mình sống … “

         Vào thời điểm này,trên các kênh thông tin chính thống lẫn không chính thống, vấn đề xâm chiếm củaTrung Quốc đối với vùng lãnh hải đất nước vẫn chưa hết căng thẳng … Ngoài kia,chiến sĩ ta vần từng ngày, từng giờ đương đầu với những cơn sóng dữ, vẫn vì TổQuốc mà kiên trì bám bụ, đấu tranh quyết liệt đến cùng với giặc, hơn lúc nào hết,chúng ta, người than chúng ta, bạn bè chúng ta vẫn đang chịu cái ơn rất lớn từsự hy sinh đó của những con người quả cảm trước sóng gió muôn trùng … Và ở đấtliền cũng với tinh thần ấy, các lực lượng của ta cũng ngày đêm thức trắng đảm bảocuộc sống bình yên cho mỗi gia đình, mỗi khu phố, mỗi thôn xóm, quê hương củamình vì lẽ đó hãy làm những gì có thể để là một hậu phương thật sự vững chắccho tiền tuyến !

         Một đêm lại sắp đến,sẽ còn đó những con người vì nước quên thân trầm mình vào biển khơi, sẽ có nhữngcon người giữ chặt tinh thần trong sương gió khi phố thị lên đèn …

Bằng trái tim đỏ rực yêu thương,
Anh vẫn đứng gác cho quêhương từng giấc ngủ,
Dẫu từng cơn sóng vùi gió dập,
Dẫu quân thù có ngửa mặt nghênh ngang, …


 TpHCM, Những ngày tháng Năm hướng về Anh !
                     Vipo 2014







1 nhận xét:

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !